Thiền phái Trúc Lâm đương đại
MĐO -Cuốn sách Thiền phái Trúc Lâm đương đại có tổng số 35 bài viết của các Tác giả đã xuất bản năm 2019 mà nội dung là các bài viết tham dự Hội thảo cùng tên do Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo tổ chức tại Ban Tôn giáo Chính phủ ngày 28/9/2018. Sách dày 377 trang, khổ 14.5×20.5cm, số QĐXB 1111-2019/QĐ-NXBTG, Giám đốc – Tổng Biên tập Tiến sĩ Bùi Thanh Hà.
Nội dung chính của cuốn sách Thiền phái Trúc Lâm đương đại đã chỉ ra rằng:
Một là, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được thiết lập nên từ một vị vua anh minh với tầm nhìn thấu vào cõi nhân sinh trần thế với xã hội đương đại cùng với “địa chính trị” và “địa tôn giáo” ông đã lên núi Yên Tử xuất gia theo triết lý “Phật pháp bất ly thế gian pháp”; đã thâu tóm sàng lọc tinh hoa, triết lý phương pháp tu hành của cả 3 dòng thiền (từ Ấn Độ và Trung Hoa du nhập) để dựng lên một Thiền phái mới mang đậm bản sắc Việt Nam “nhập thế” giúp đời, đưa vị trí Yên tử trở thành “non thiêng”, Kinh đô Tôn giáo, Kinh đô Thiền phái Phật giáo Việt Nam;
Hai là, Tư tưởng đạo đức triết lý của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã lan tỏa rộng rãi và ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội Đại Việt trước đây cũng như mãi mãi sau này, đã góp phần làm cho Phật giáo Việt Nam trở nên rực rỡ trong lòng dân tộc Việt Nam;
Ba là, Từ ảnh hưởng của Thiền phái Trúc Lâm với tư tưởng chủ đạo là nhập thế cứu đời mà trong suốt quá trình Lịch sử Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó trong mọi cuộc thăng trầm của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử, nhất là trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, gần đây là hai cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Tây diễn ra, tăng ni đã đã có phong trào “cởi áo cà sa khoác chiến bào” ra tiền tuyến chống giặc ngoại xâm, điển hình là tại chùa Cổ Lễ (thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) do Hòa thượng Thích Thế Long phát động đã lan tỏa rộng rãi ra toàn xã hội;
Bốn là, Trong suốt trên 700 năm Thiền phái được duy trì và phát triển như ngày nay là do yếu tố con người. Vua Trần Nhân Tông có công khai sáng và truyền thừa qua hai đời rực rỡ nhưng gần như sau đó bị mai một mãi đến thế kỷ XVI mới có thiền sư Chân Nguyên khôi phục lại và trải qua cho đến thế kỷ XX lại có người đứng ra phục hưng đó là Hòa thượng Thích Thanh Từ và các đệ tử của cụ. Và như vậy, Thiền phái Trúc lâm Yên Tử trải qua hơn 700 năm với triết lý nhập thế cứu đời do đức Vua Trần Nhân Tông sáng lập, tồn tại và đến ngày nay với xã hội đương đại đã và đang phát triển mạnh mẽ không những ở trong nước và cả ở nước ngoài nơi có người Việt Nam ta sinh sống đã nói lên sức sống mãnh liệt của Thiền phái mà Đức Vua Trần Nhân Tông, đệ nhất tổ của Thiền phái đã được xã hội tôn lên là Đức Phật Hoàng cũng góp phần làm rực rỡ cho Phật giáo Việt Nam!
Các Tác giả và các bài viết trong cuốn Thiền phái Trúc Lâm đương đại:
1. Ông Trần Khánh Dư, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo, Lời nói đầu (Mr. Tran Khanh Du, Director of Centre for Religious Cultural Heritage Conservation, Foreword)
2. Hòa thượng Thích Giác Toàn, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Từ truyền thống đến hiện đại (The Most Venerable Thich Giac Toan, Truc Lam Yen Tu Zen Buddhism: from tradition to modern)
3. PGS. TS. Đặng Văn Bài, Bàn về di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử (Assoc. Prof. Dr. Dang Van Bai, About Cultural Heritage of Truc Lam Yen Tu Buddhism)
4. Thượng tọa Thích Tâm Vượng, Cởi áo cà sa khoác chiến bào là góp phần nâng cao vai trò Thiền phái Trúc Lâm đương đại (Venerable Thich Tam Vuong, Taking of Kasaya to put on battle dress is a way to enhance the role of comtemporary Truc Lam Zen Buddhism)
5. Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt, Thiền phái Trúc Lâm trên đường phục hưng và hoằng hóa – thế kỷ XXI (Venerable Thich Kien Nguyet, Truc Lam Zen Buddhism on the renaissance and propagation – the 21st century)
6. Dật sĩ Mạc Khải Tuân, Mấy nét về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử từ manh nha đến đương đại (từ Thái Thượng hoàng Trần Thái Tông (16/6/1218-01/4/1277) đến Hòa thượng Thích Thanh Từ (27/7/1924) (Hermit Mac Khai Tuan, Sketches of Truc Lam Zen Buddhism from the origin to the contemporary (from Supreme Highness Tran Thai Tong (16/6/1218 – 01/4/1277) to Zen Master Thich Thanh Tu (27/7/1924)
7. PGS.TS. Hoàng Thị Thơ, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử với một số giá trị nổi trội (Assoc. Prof. Dr. Hoang Thi Tho, Several signifcant values of Truc Lam Zen Buddhism)
8. Nhà thơ Hoài Yên, Vua Phật Trần Nhân Tông với chân thuyết Cư trần lạc đạo (Poet Hoai Yen, King Buddha Tran Nhan Tong with the ‘The Peaceful Path in this Life’ philosophy)
9. TS. Đinh Công Vỹ, Trần Thái Tông – Một tài sản Văn học Phật Trúc Lâm đặc sắc (Dr. Dinh Cong Vy, Tran Thai Tong – A distinctive asset of Truc Lam Zen Literature)
10. PGS. TS. Bùi Thị Thanh Mai, Nghệ thuật góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản Văn hóa Phật giáo Trúc Lâm trong cuộc sống đương đại (Assoc. Prof. Dr. Bui Thi Thanh Mai, The role of art in preserving and promoting Truc Lam Zen heritage values in moden life)
11. Thượng tọa Thích Tâm Thuần, Thế kỷ XXI – Một mốc son phục hưng của Thiền phái Trúc Lâm (Venerable Thich Tam Thuan, The 21st century – a milestone of reviving Truc Lam Zen)
12. Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Khải, Tìm hiểu đặc điểm của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thế kỷ XIII qua hiện tượng Thiền sư Huyền Quang (Researcher Nguyen Quang Khai, Features of Truc Lam Yen Tu Zen in the 13th century in the case of Zen Master Huyen Quang)
13. ThS. nhà văn Hoàng Khôi, Ở đời vui đạo hãy tùy duyên (thơ Trần Nhân Tông) (Writer Hoang Khoi, MA, In this earthly world, enjoy life as its natural way (by King Buddha Tran Nhan Tong)
14. TS. Đinh Thị Điểm và ThS. Nguyễn Thị Thành Vân, Nguồn gốc ra đời và vai trò của Thiền phái Trúc Lâm đối với sự nghiệp phát triển đất nước (Dr. Dinh Thi Diem and Nguyen Thi Thanh Van, MA, The origin and role of Truc Lam Zen Buddhism in the development of the country)
15. ThS. Nguyễn Thanh Hải, Vai trò của Văn hóa Thiền phái Trúc Lâm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Nguyen Thanh Hai, MA, The role of Truc Lam Zen in current life in Vietnam)
Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo, Thiền phái Trúc Lâm đương đại, Nxb Tôn giáo, 2019.
16. PGS.TS Đặng Thị Lan, Mối quan hệ giữa Phật giáo và chính trị trong giai đoạn lịch sử Lý – Trần (Assoc. Prof. Dr. Dang Thi Lan, The relationship of Buddhism and politics in the Ly – Tran period)
17. PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng, Tư tưởng thiền Trúc Lâm của Trần Nhân Tông và Huyền Quang (Assoc. Prof. Dr. Nguyen Pham Hung, Ideology on Truc Lam Zen of Tran Nhan Tong and Huyen Quang)
18. Thượng tọa Thích Tâm Hạnh, Tiếp nối và phục hưng Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam (Venerable Thich Tam Hanh, The continuity and revival of Vietnam’s Truc Lam Zen)
19. PGS.TS. Phạm Văn Khoái, Trần Thái Tông – Người đặt nền móng cho sự nhập thế Quốc gia của Thiền phái Trúc Lâm (Assoc. Prof. Dr. Pham Van Khoai, Tran Thai Tong – the founder of Truc Lam Zen Buddhism in the country)
20. Đạo diễn điện ảnh Mai An Nguyễn Anh Tuấn, Vua Phật Trần Nhân Tông với thời hiện đại (Movie director Mai An Nguyen Anh Tuan, King Buddha Tran Nhan Tong in modern society)
21. PGS.TS. Đỗ Thu Hà, Triết lý chính trị của Phật giáo: Từ Đại đế Asoka đến Phật hoàng Trần Nhân Tông (Assoc. Prof. Dr. Do Thu Ha, Political philosophy of Buddhism – from Emperor Asoka to King Buddha Tran Nhan Tong)
22. TS. Trịnh Văn Định, Trúc Lâm – Yên Tử nhìn từ địa chính trị và địa tôn giáo trong bối cảnh Trung Quốc triển khai chiến lược vành đai và con đường (Dr. Trinh Van Dinh, Truc Lam Yen Tu, A perspective from geopolitics and georeligion in the context of China’s belt and path strategy)
23. Nhà nghiên cứu Minh Đạo, Sự khôi phục và phát triển tinh thần Phật giáo đời Trần (Researcher Minh Dao, The restoration and development of the Tran’s Buddhism spirit)
24. Thượng tọa Tiến sĩ Thích Thanh Huân, Tinh thần của Thiền học Việt Nam hòa trong dòng lịch sử của dân tộc và Phật giáo (Venerable, Dr. Thich Thanh Huan, The spirit of Vietnam Zen in the national and Buddhism history)
25. ThS. Nguyễn Xuân Hà, Thiền phái Trúc Lâm – Một mốc son trong quá trình hội nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam (Nguyen Xuan Ha, MA, Truc Lam Zen – A milestone in the integration and development of Vietnam’s Buddhism)
26. Ông Trần Diên Linh, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử – Sự Việt hóa của đạo Phật (Mr. Tran Dien Linh, Truc Lam Yen Tu Zen – the Vietnamization of Buddhism)
27. Nghiên cứu sinh Lê Trung Kiên, Đạo đức Phật giáo với việc cai trị đất nước: Khảo nghiệm qua trường hợp của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử với việc xây dựng vương triều Trần (PhD candidate Le Trung Kien, Buddhism moral in national governance: the case of Truc Lam Yen Tu Zen in the Tran dynasty)
28. Nhà báo Bùi Bảo Quý, Tư tưởng Đồng trần của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và vai trò của nó nhìn trong quan hệ giữa các tướng lính tiêu biểu nhà Trần (Journalist Bui Bao Quy, ‘Integrating with the world’ ideology of Truc Lam Yen Tu Zen and its role in the relationship of high ranking soldiers in Tran’s regime)
29. Cử nhân Lã Đăng Bật, Điều kiện hoàn cảnh ra đời của Thiền phái Trúc Lâm (Bachelor La Dang Bat, Conditions and circumstances of Truc Lam Zen’s birth)
30. Thích Nữ Hằng Tịnh, Trúc Lâm Đại Sĩ – Một nhân cách vĩ đại (1258-1308) (Thich Nu Hang Tinh, Zen Master Truc Lam (1258-1308) – a great personality)
31. Đại đức Thích Ngộ Trí Viên, Sơ lược lịch sử, đặc trưng và đóng góp của Thiền phái Trúc Lâm trong việc xây dựng và phát triển Phật giáo Việt Nam (Ven Thich Ngo Tri Vien, Outlines of Truc Lam Zen history, features and contribution to the establishment and development of Vietnam Buddhism)
32. Thượng tọa Thích Tâm Hạnh, Nhân duyên hình thành Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã (Venerable Thich Tam Hanh, The predestiny for the establishment of Truc Lam Bach Ma)
33. Đạo diễn điện ảnh, nhà báo Mai An Nguyễn Anh Tuấn, Hoa Sơn Tịnh Thất – Hình ảnh của một Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (Movie director, journalist Mai An Nguyen Anh Tuan, Hoa Son Tinh That – an image of Truc Lam Yen Tu Monastery)
34. Ông Bùi Văn Khiêm, Đúc chuông, tạo tượng… (Mr. Bui Van Khiem, Bell casting and statue making…)
35. Ông Trần Khánh Dư, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo, Đôi điều kết luận (Mr. Tran Khanh Du, Director of Centre for Religious Cultural Heritage Conservation, Closing remarks).
Nguồn: https://disantongiao.vn/thien-phai-truc-lam-duong-dai.html